Lịch sử Buồng_lái_màn_hình_hiển_thị

Buồng lái máy bay Airbus A380 với 2 bàn phím dạng máy vi tính có thể gấp gọn được, cùng 2 màn hình kiểu vi tính cho các phi công[13]

Trước thập niên 1970, vận tải hàng không chưa thật sự có nhu cầu cần thiết để trang bị các máy móc hiện đại thí dụ như thiết bị hiển thị điện tử. Ngoài ra, trình độ công nghệ máy vi tính thời đó chưa đủ để chế tạo ra những hệ thống mạch điện vừa mạnh vừa nhỏ gọn. Tuy nhiên, khi các máy bay vận tải ngày càng trở nên tinh xảo và phức tạp hơn, công nghệ kỹ thuật số trở nên tiên tiến và mối nguy ùn tắc giao thông đường không tại các sân bay dần dần rõ nét, người ta cảm thấy đến lúc phải thay đổi.[3]

Máy bay vận tải trong giữa thập niên 1970 sử dụng công nghệ truyền tin tương tự (analog) và mang trong buồng lái hàng núi thiết bị điều khiển, máy móc các loại; hệ thống khí cụ điều khiển bay sơ cấp cũng chứa đầy các đồng hồ chỉ thị, ký hiệu và đồ gá kẹp; số lượng các thiết bị cứ tăng lên như vậy gây nhiều khó dễ cho khả năng tập trung của phi công cũng như chiếm nhiều không gian.[12][14] Tuy nhiên, trong thập niên 1970 bắt đầu xuất hiện những màn hình dùng ống tia âm cực (cathode ray tube - CRT) thay thế cho một số thiết bị, nút bấm dùng công nghệ analog cũ. Đây được cho là những dấu hiệu báo trước cho buồng lái màn hình hiển thị[3].

Nhằm giải quyết các nhược điểm của hệ thống buồng lái cũ, Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA bắt đầu các chương trình nghiên cứu về một hệ thống hiển thị có khả năng trình bày và mô phỏng tất cả các thông tin, dữ liệu bay dưới một dạng hình dễ đọc, dễ hiểu, dễ nắm bắt. Dự án nhận được sự giúp đỡ của các kỹ thuật viên tay nghề cao đến từ BoeingRockwell Collins.[3] Kết quả của các nghiên cứu này là những mẫu máy bay thử nghiệm với buồng lái màn hình hiển thị. Năm 1974, NASA bắt đầu thử nghiệm máy bay Boeing 737 với buồng lái màn hình hiển thị toàn phần[12]. Quá trình nghiên cứu của NASA cuối cùng cũng đạt được thành quả. và hệ thống hiển thị điện tử được đem ứng dụng vào thực tế với sự ra đời của MD-80 trong năm 1979. Đến năm 1982 và 1983, máy bay Boeing 767 và 757 sử dụng buồng lái 2 phi công, màn hình hiển thị cũng được đưa vào sử dụng, đây là những máy bay đầu tiên dùng kiểu buồng lái như vậy[6].

Trong thời gian đầu, người ta dùng các màn hình ống tia âm cực (CRT) trong buồng lái máy bay, tuy nhiên màn hình này bộc lộ nhược điểm là dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài, ví dụ như xung điện, xung chấn, hay luồng ánh sáng chiếu vào (hiện tượng "rửa trôi"), đồng thời điện thế cao của thiết bị này cũng đem đến những vấn đề về an toàn.[15] Đến cuối thập niên 1990, các bảng điều khiển dùng màn hình tinh thể lỏng (LCD) dần được các nhà sản xuất máy bay ưa thích vì chúng tỏ ra hiệu quả, có độ tin cậy cao, dễ sử dụng, về khối lượng nhẹ, chi phí duy tu thấp, độ phân giải tốt, khả năng tiếp cận với những chức năng mới[16], và đặc biệt là mức độ phân tán phản xạ thấp khiến cho LCD ít bị "rửa trôi" như CRT[15]. Các loại máy bay hiện đại như Boeing 737 Next Generation, 777, 717, 747-400ER, 747-8F 767-400ER, 747-8, 787, các phiên bản mới nhất của Airbus A320, A330, A340-500/600, A340-300, A380A350 đều sử dụng buồng lái có màn hình tinh thể lỏng.[17] Bên cạnh đó, các loại màn hình điốt phát quang (LED) hoặc điốt phát quang hữu cơ (OLED) cũng là một lựa chọn tiềm năng trong trường hợp hiển thị ngược sáng vì mức độ tiêu thụ thấp, ít trục trặc và tuổi thọ cao, mặc dù các màn hình hiển thị này gặp một số vấn đề còn phải giải quyết về công nghệ và màu sắc[16].

Hệ thống hiển thị Garmin G1000 trong buồng lái máy bay Cessna 182.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Buồng_lái_màn_hình_hiển_thị http://www.aeapilotsguide.com/pdf/06-07_Archive/20... http://www.airbus.com/en/aircraftfamilies/a320/fli... http://www.aviationtoday.com/av/issue/cover/Spruci... http://www.aviationtoday.com/av/issue/feature/Prod... http://www.avweb.com/news/avionics/185065-1.html?r... http://www.boeing.com/boeing/commercial/history/fu... http://www.nasaspaceflight.com/2012/11/space-shutt... http://www.planeandpilotmag.com/pilot-talk/ntsb-de... http://www.sagemavionics.com/Products/Products.asp... http://samchuiphotos.com/A380Sydney/A380_Australia...